Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Định lực

Khi tu tập siêng năng đúng pháp thì Niệm lực hiện tiền mà niệm lực hiện tiền từ giờ này sang giờ khác thì đó là Định lực (là Định Giác Chi). Khi niệm có lực chúng ta chỉ cần niệm là toàn cả thân tâm chúng ta gom lại thành một khối duy nhất không ai làm gì nó bị phân ra được nên gọi là Định lực.

Tính chất của Định lực thông thường (không phải là Định Giác Chi) là cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo. Muốn có 4 tính chất của các tính từ này: Phần thứ nhất: Cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo để quay vào kiểm soát thân tâm, để khỏi bị đời lôi cuốn.

Phần thứ hai là hạnh lực “Cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo”, đó là giữ gìn hành động thân, hành động lời nói và hành động suy nghĩ, làm cho oai nghi, tế hạnh được nhẹ nhàng, êm dịu, ôn tồn, nhã nhặn, những hành động đó không thể vô tình, vô ý được.

Vì vậy, không làm khổ mình, không làm khổ người khác nữa. Phần thứ ba là tỉnh thức. Khi có cẩn thận, kín đáo, dè dặt, kỹ lưỡng thì phải có sức tỉnh thức rất cao, nếu không tỉnh giác thì cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo chỉ là danh từ suông.

Vấn đề tu tập hàng đầu của đạo Phật là tu tập tỉnh giác, có tỉnh giác mới phát hiện được ác pháp và lòng tham đắm của mình để ngăn và diệt, nếu không tỉnh giác thì tu theo đạo Phật chỉ hoài công vô ích.

Phần thứ tư là phần chánh niệm: khi có cẩn thận, dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo thì tâm luôn luôn ở trong chánh niệm, không có tà niệm xen vào, tức là không có niệm ác. Tuy những từ "cẩn thận, dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo" đơn giản nhưng tu tập, trau dồi thân tâm để có cẩn thận, dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo là cả một công trình tu tập, và còn phải biết các pháp hành đúng như pháp của Phật thì mới có kết quả tốt đẹp.

Tánh cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo rất quan trọng cho cả cuộc sống trong đời, lẫn cuộc sống trong đạo. Cho nên người nào có tánh cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo thì ngoài đời làm ăn dễ thành công, trong đạo tu hành dễ thành tựu viên mãn.

Vì có cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo thì sự tu hành dễ tỉnh thức, các chướng ngại pháp ít xâm chiếm thân tâm. Người cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo thì mỗi tâm niệm thiện hay ác khởi lên, người ấy dễ nhận thấy được một cách dễ dàng.

Người không có tánh cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo thì tánh tình thường thô lỗ, cộc cằn, hung dữ, người như vậy tu hành rất khó khăn và đôi khi sự tu hành chẳng đi đến đâu cả, chỉ mang tiếng tu hành, chứ chẳng có ích lợi gì cho mình, cho người.